Website TMĐT B2B và B2C là gì? Tại sao nên xây dựng website TMĐT?


Xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử khiến cho nhiều người ngày càng quan tâm hơn đến Website TMĐT B2B và B2C. Vậy Website TMĐT B2B và B2C là gì và chúng mang lại những lợi ích gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.   

Website TMĐT B2B và B2C là gì?

Dưới đây là 1 số thông tin liên quan đến B2B và B2C cho các bạn tham khảo:

1. B2B và website TMĐT B2B là gì? 

B2B là mô hình kinh doanh mua bán trực tiếp giữa các doanh nghiệpB2B là mô hình kinh doanh mua bán trực tiếp giữa các doanh nghiệp

B2B - Business to Business - là mô hình kinh doanh mua bán trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Mô hình này thường xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử với các hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra trực tiếp tại các kênh thương mại điện tử hay website thương mại điện tử của doanh nghiệp. 

Trong mô hình kinh doanh B2B, website mà các doanh nghiệp sử dụng để làm phương thức kết nối, trao đổi kinh doanh được gọi là các website thương mại điện tử B2B. Các website này đang ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Tiêu biểu có thể kể đến như Tiki, Lazada, Amazon, Taobao hay Alibaba,… 

2. B2C và website TMĐT B2C là gì? 

B2C là mô hình kinh doanh online hay hình thức bán hàng onlineB2C là mô hình kinh doanh online hay hình thức bán hàng online

B2C - Business to customer - hiểu đơn giản là mô hình kinh doanh online hay hình thức bán hàng online. Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ thông qua mạng internet để đăng tải các thông tin về sản phẩm của mình, chẳng hạn như hình ảnh bao bì, giá cả, công dụng, cách mua và phương thức thanh toán… lên website. Và các website này chính là website TMĐT B2C. 

Website B2C một mặt cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng của mình mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo. Mặt khác, thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng nhờ tính thuận lợi, nhanh chóng. Theo đó, thay vì phải đến tận nơi thì giờ đây chỉ cần sử dụng một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet, người mua có thể ngay lập tức kết nối đến website của doanh nghiệp để tham khảo và mua hàng nhanh chóng. 

Sự khác nhau giữa website TMĐT B2B với website TMĐT B2C

Sự khác nhau giữa website TMĐT B2B với website TMĐT B2CSự khác nhau giữa website TMĐT B2B với website TMĐT B2C

Hiểu được Website TMĐT B2B và B2C là gì, tuy nhiên, để có thể kinh doanh hiệu quả, bạn vẫn cần nắm rõ hơn về sự khác biệt của hai website này. 

1. Thứ nhất, đối tượng khách hàng

Điểm khác biệt đầu tiên rõ nhất giữa website thương mại điện tử B2B và website thương mại điện tử B2C, đó là đối tượng khách hàng. Ở website B2B, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp mua hàng hóa với số lượng lớn nhằm phục vụ mục đích kinh doanh nên giá trị mặt hàng và đơn hàng thường rất lớn. Trong khi đó, ở website B2C khách hàng lại là những cá nhân có nhu cầu mua sắm mặt hàng để sử dụng nên giá trị đơn hàng thường nhỏ hơn.

2. Thứ hai, hệ thống tích hợp thương mại điện tử

Dù là website thương mại điện tử B2B hay website B2C, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp đều cần phải xây dựng website TMĐT phù hợp. Website B2B cần tích hợp nhiều tính năng với hệ thống thương mại điện tử phức tạp, có thể vận hành tự động mà không cần sự giám sát của nhân viên. Còn website B2C tích hợp ít tính năng và thường đơn giản hơn. 

3. Thứ ba, cách thuyết phục mua hàng

Với website thương mại điện tử B2B, do các đơn hàng có giá trị cao nên bạn thường phải có kỹ năng đàm phán, thuyết phục các vấn đề liên quan như chất lượng hàng hóa, giá cả, chế độ hỗ trợ khi vận chuyển, thanh toán. Trong khi ở website B2C, những điều khoản đã được thiết lập sẵn, người mua chỉ cần tuân thủ các quy định đề ra mà không cần trao đổi hay đàm phán. 

Những lợi ích mang lại từ website thương mại điện tử 

Website thương mại điện tử mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho các doanh nghiệpWebsite thương mại điện tử mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho các doanh nghiệp

Website sàn thương mại điện tử có những lợi ích sau:

1. Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng

Thay vì phải tốn hàng trăm triệu đồng để thuê mặt bằng và sắp xếp cửa hàng, chỉ cần xây dựng website thương mại điện tử, doanh nghiệp đã có thể tiếp cận dễ dàng với một lượng lớn khách hàng mục tiêu. So với mua hàng trực tiếp, hoạt động mua bán trên web mang đến nhiều tiện lợi giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. 

2. Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Website thương mại điện tử chủ yếu hoạt động trên nền tảng internet nên có thể dễ dàng tiếp cận với phạm vi khách hàng rộng lớn ở cả trong và nước ngoài mà không gặp bất kỳ vấn đề trở ngại nào về mặt địa lý.

3. Bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Quá trình xây dựng website thương mại điện tử thường tích hợp cổng thanh toán online, tạo điều kiện cho khách hàng có thể chủ động thực hiện giao dịch thanh toán mà không cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bán hàng 24/7 và giúp cho doanh thu tăng trưởng nhanh chóng. 

4. Xây dựng thương hiệu uy tín

Không chỉ đơn giản là nơi trưng bày sản phẩm, website thương mại điện tử còn cung cấp cụ thể thông tin doanh nghiệp, các chứng nhận, giải thưởng mà doanh nghiệp đã đạt được, các phản hồi khách hàng nhằm giúp tăng mức độ uy tín, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tăng khả năng nhận diện hiệu quả. 

5. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị

Sử dụng website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ mua sắm, tăng doanh thu hiệu quảSử dụng website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ mua sắm, tăng doanh thu hiệu quả

Website thương mại điện tử không thể thiếu khu vực trưng bày hình ảnh sản phẩm mới hay banner quảng cáo cung cấp các thông tin về chương trình khuyến mại, chương trình giảm giá nhằm thu hút hoạt động mua sắm của khách hàng và giúp gia tăng tỷ lệ chốt đơn, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.  

Trên đây là các thông tin giải đáp Website TMĐT B2B và B2C là gì? Hy vọng qua những thông tin, bạn sẽ nắm bắt được các xu hướng kinh doanh mới và cân nhắc việc xây dựng website TMĐT nếu có thể.

Tags:

Đánh giá bài viết!

Hỏi đáp

Tin tức liên quan

Tech5S.,JSC : Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam

Cảm ơn quý khách đã ghé thăm website của Tech5S! Em có thể giúp gì được cho quý khách hàng ạ?