Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên khắp thế giới. Môi trường kinh doanh lúc này không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý mà chúng là công bằng với tất cả mọi người, một thế giới hoàn toàn phẳng. Website B2B ra đời trên nền tảng thương mại điện tử đã mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn, tiếp cận thị trường tốt hơn trong một thế giới mà các rào cản được dỡ bỏ như hiện nay. Vậy bạn có biết website B2B là gì không? Chúng mang lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số?
Mô hình B2B trong công nghệ số
B2B là thuật ngữ viết tắt của Business to Business – doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh, mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau và chủ yếu xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, các website B2B thương mại riêng của từng doanh nghiệp. Thông thường, các giao dịch trong mô hình B2B sẽ được thực hiện online, chỉ một số ít những giao dịch phức tạp sẽ được thảo luận hợp đồng, thỏa thuận ký kết trực tiếp giữa hai bên.
Hiện nay, mô hình website B2B còn khá lạ lẫm với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng nếu các doanh nghiệp bắt kịp được với làn sóng kinh doanh mới này thì sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở ra một kỉ nguyên mới trong kinh doanh tại Việt Nam. Trên thế giới hiện nay, thương mại điện tử B2B đã chiếm phần lớn tỷ trọng các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, khoảng 90%. Mô hình này được ưa chuộng do có nhiều lợi ích về chi phí, tăng độ nhận diện của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Đối tượng sử dụng mô hình B2B có thể là một các nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó. Những đối tượng này thường là những khách hàng mua sỉ, mua sản phẩm với số lượng lớn để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh dài hạn. Nên các hợp đồng ký kết thường có hiệu quả lớn, tất nhiên là thông qua các kênh thương mại điện tử, các chợ thương mại,...
Các doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia vào thương mại điện tử cần lựa chọn cho mình một mô hình B2B thích hợp. Việc lựa chọn thường dựa trên các tiêu chí, mục tiêu và sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Dưới đây là các mô hình B2B thường gặp nhất trên các sàn thương mại điện tử.
Mô hình B2B trung gian: Là mô hình giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Một số sàn giao dịch tiêu biểu của mô hình này là Lazada, Adayroi,…
Mô hình B2B thiên về bên mua: Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ đứng ra lấy hàng từ bên thứ 3, sau đó đem về phân phối lại cho các khách hàng của mình. Mô hình này thường không phổ biến ở thị trường Việt Nam. Bởi lẽ, đa số các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình.
Mô hình B2B thiên về bên bán: Ngược lại với B2B thiên về bên mua, mô hình thiên về bên bán sở hữu website B2B của riêng mình và phân phối các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến bên thứ 3. Bên thứ 3 này có thể là các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.
Mô hình B2B thương mại hợp tác: Mô hình này tương tự như mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên, mô hình này có sự kết hợp của nhiều đơn vị hơn. Có tính tập trung và có nhiều đơn vị sở hữu.
Nhiều mô hình B2B thường gặp
Website B2B là website thuộc sở hữu của doanh nghiệp, thường được sử dụng làm một website thương mại.
Website B2B có thể được chia ra thành nhiều loại như sau:
Trang web của công ty: Trang web này đóng vai trò là lối vào độc quyền của khách hàng khi muốn tiếp cận với doanh nghiệp. Đa số chỉ dành cho khách hàng hoặc người dùng đã đăng ký là thành viên của website. Một số doanh nghiệp sẽ bán hàng trực tiếp trên website của công ty, một số sẽ quảng cáo để tăng hiệu quả thương mại điện tử cho doanh nghiệp khác.
Trang web môi giới: Trang web này hoạt động như một người trung gian, kết nối giữa bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ với khách hàng tiềm năng đang cần mua sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ.
Trang web thông tin: Trang web này đóng vai trò cung cấp thông tin về chuyên ngành cho nhân viên của doanh nghiệp và cả các doanh nghiệp trong cùng ngành. Website thông tin này bao gồm cả các trang web chuyên ngành, các tổ chức tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp.
Còn một loại doanh nghiệp B2B khác là doanh nghiệp cung cấp phần mềm để các doanh nghiệp khác xây dựng trang web B2B của họ. Nó bao gồm nhiều thứ như cơ sở dữ liệu, phương pháp, phần mềm giao dịch,…
Website thương mại B2B
Trong kỉ nguyên công nghệ hiện đại ngày nay thì sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các trang thương mại điện tử. Mô hình website B2B của doanh nghiệp tạo được sự thu hút khách hàng, tăng lượt tương tác, trao đổi thì doanh nghiệp sẽ càng phát triển. Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng web B2B.
Mô hình website B2B là yếu tố ảnh hưởng đến việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm của công ty đến tay khách hàng. Cách thiết kế trang web đều mang ý nghĩa, truyền đạt thông điệp vì nó như một lối tắt kết nối khách hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt, trong mô hình B2B, các khách hàng lại thường là các doanh nghiệp, tổ chức, một nhóm người chứ hiếm khi là một cá nhân.
Vì đặc điểm nổi bật và khác biệt này của mô hình kinh doanh B2B nên nhiều doanh nghiệp đã xây dựng web B2B nhắm tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp khác nhiều hơn.
Lợi ích đầu tiên khi các doanh nghiệp sử dụng website B2B chính là giao dịch hàng hóa với số lượng lớn. Doanh nghiệp B2B có thể mua hàng với số lượng lớn từ bên thứ 3. Đồng thời, công ty B2B có thể tăng doanh số bán hàng cao hơn chỉ với số lượng khách hàng ít.
Lợi ích tiếp theo của sử dụng website B2B là khách hàng có lòng trung thành cao hơn. Giao dịch trên website, việc mua hàng được xem xét kỹ lưỡng hơn. Thế nên, nếu khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm thì họ sẽ ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp sử dụng website B2B có thể giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch. Bởi lẽ, các hoạt động tương tác giữa các doanh nghiệp với nhau chỉ cần thông qua website, internet, chi phí đi lại và gặp gỡ đối tác được giảm tối đa.
Thứ tư, sử dụng website B2B giúp đơn giản hóa quy trình giao dịch giữa vì tính năng đặc biệt mà chỉ có những sàn thương mại điện tử mới có. Đó chính là khả năng “mở cửa” 24/24, gần như đánh bại các cách giao dịch cũ như fax, mail,…
Website B2B mang lại nhiều lợi ích
Đầu tư vào việc thiết kế website B2B (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website thương mại điện tử) mới có thể hội nhập và tiến hành các giao dịch B2B một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Vì mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam đang trên đà phát triển, chưa có sự đột phá trong nền kinh doanh chung của toàn quốc gia.
Các khách hàng chỉ cần mất khoảng từ 3 – 5 giây để quyết định xem có tiếp tục lựa chọn sản phẩm này hay không. Nghĩa là thông qua website B2B các doanh nghiệp đang tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình. Nếu công ty không xây dựng mô hình website B2B chuyên nghiệp thì có thể mất khách hàng và ảnh hưởng đến cả doanh thu của công ty.
Để thiết kế website B2B thực sự thu hút thì các doanh nghiệp thường nhờ tới các đơn vị làm website B2B chuyên nghiệp. Nhưng tìm được một đơn vị thiết kế có tiềm lực, làm tốt website không hề dễ dàng. Trên thị trường hiện nay, có khác nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website nhưng đơn vị nổi trội trong lĩnh vực làm website B2B là rất ít.
Một đơn vị thiết kế website B2B tốt phải tạo ra được website hội tụ đầy đủ các đặc tính nổi bật như:
Hỏi đáp